6 bài học kinh doanh từ nhà sáng lập Charles & Keith

Nếu bạn là một tín đồ thời trang hẳn bạn sẽ không thể không biết đến thương hiệu thời trang nổi tiếng của Singapore - Charles & Keith. Người đàn ông 41 tuổi này - Charles Wong (CEO của Charles & Keith), bắt đầu kinh doanh vào năm 1996 trong một cửa hàng nhỏ tại trung tâm thương mại Amara. Kể từ đó, doanh nghiệp đã phát triển bền vững, đánh bại lại các đối thủ nặng kí khác với hơn 300 cửa hàng trên khắp thế giới. Nó cũng thu hút sự chú ý của thương hiệu cao cấp Pháp Louis Vuitton Moet Hennessy (LVMH)-hiện đang sở hữu 20% doanh thu.

Dưới đây là 6 bài học quan trọng trong kinh doanh mà bạn có thể học từ nhà Doanh nhân trẻ-Charles Wong.

1. Không gì có thể đánh bại được sự nhạy bén trong kinh doanh

6 bài học kinh doanh từ nhà sáng lập Charles & Keith

Trong khi tâm lí đa số người Singapore cho rằng việc thành công là có một nền giáo dục tuyệt vời thì Charles Wong đã có một khởi đầu khó khăn. Không giống như người em trai Keith - người duy nhất trong gia đình tốt nghiệp đại học, Charles còn chưa lấy được chứng chỉ "O" (kết quả của kỳ thi "O" với các môn thi Toán, Lịch sử và Kinh thánh là căn cứ để xét tuyển vào các chương trình giáo dục cao hơn sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở). Mặc dù vậy, cuối cùng ông đã thành lập Charles & Keith ở tuổi 22. Keith đã tham gia 2 năm sau đó sau khi thực hiện xong nghĩa vụ quốc gia.

Mặc dù không thể đi xa trong sự nghiệp học tập, hai anh em Charles & Keith đã xây dựng doanh nghiệp từ một cửa hàng nhỏ trở thành doanh nghiệp có giá trị triệu đô - và họ có kế hoạch để mở rộng hơn trong tương lai. Anh ấy là ví dụ tuyệt vời về tinh thần kinh doanh và bản năng kinh doanh nhạy bén có thể giúp bạn tiến xa, miễn là bạn không ngừng cố gắng.

"Hãy nghĩ lớn và không sợ thất bại" Charles nói "Thậm chí cả khi bạn không thành công trong nỗ lực đầu tiên".

2. Học hỏi kinh nghiệm từ cha mẹ

Trước khi doanh nghiệp Charles & Keith đi vào hoạt động, Charles và Keith Wong đã giúp cửa hàng giày của mẹ tại Ang Mo Kio. Charles đã học hỏi được rất nhiều từ kinh nghiệm có được tại đây và nó thì truyền đầy cảm hứng để anh bắt đầu lập một cửa hàng giày của riêng mình.

Trong khi mẹ anh muốn Charles đóng cửa hàng giày của mình vì nó thì không mang lại lợi nhuận, Charles thì vẫn quyết tâm để duy trì hoạt động cửa hàng. Sau khi tiếp quản hoạt động của cửa hàng, ông đã cố gắng xoay chuyển tình thế, tiết kiệm chi phí và không ngại thử thách dấn thân vào những cái mới. 

Kinh nghiệm này trở thành những kĩ năng cần thiết để anh vận dụng cho công ty sau này.

3. Tìm ra và phát huy lợi thế của bản thân

Khởi nghiệp bằng kinh doanh giày giống như một giọt nước nhỏ trong đại dương - không có nhiều cách để nổi bật. Việc kinh doanh với hiệu suất thu nhập bình thường đã khiến Charles nhận ra rằng anh phải tìm ra một bước đột phá để tạo sự khác biệt giữa thương hiệu của anh với các đối thủ khác.

Sau khi hỏi ý kiến khách hàng, Charles nhận ra rằng nhập hàng từ nhà cung cấp thì không thể đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng cả về lượng lẫn chất. Để doanh nghiệp tồn tại, anh phải thay đổi.

"Nhiều khách hàng đã đưa các feedback cho tôi và bày tỏ những thiết kế mà họ mong muốn và tôi đã trình bày nó với các nhà cung cấp. Nhưng họ thì không thể cung cấp những thiết kế đó. Và giá cả cũng không mang tính cạnh tranh cao - Charles chia sẻ với Forbes.

Điều này thì khiến anh bắt đầu những thiết kế đầu tiên của mình vào cuối năm 1997. Trong vòng 3 năm, tất cả giày của họ thì được thiết kế tại nhà và trở thành lợi thế lớn nhất để tạo sự khác biệt đối với các đối thủ của họ. Đến nay, đội ngũ thiết kế gồm 70 người của Charles & Keith có khả năng tạo ra hơn một ngàn mẫu giày và phụ kiện mới mỗi năm, đồng thời tạo một mẫu giày hoặc phụ kiện mỗi ngày cho thương hiệu Pedro. (Nguồn: Forbes).

4. Vấn đề của doanh nghiệp khác là cơ hội của bạn

Trong khi phần đông các doanh nghiệp châu Á đều phải trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 1997 thì Charles đã chiếm lấy cơ hội để đưa doanh nghiệp của anh vào một hướng đi mới.

"Chúng tôi đã nhìn thấy cơ hội làm việc trực tiếp với các nhà máy để giành quyền kiểm soát hơn nữa trong việc thiết kế và quy trình sản xuất. Chúng tôi thì thiết kế các sản phẩm dựa trên những phản hồi của khách hàng và chúng tôi nhận ra rằng, chỉ có khi nhận ra những điều họ muốn thì chúng tôi mới có thể hào hứng giới thiệu sản phẩm mới đến họ"

Mặc dù nền kinh tế Singapore thì khá ảm đảm vào thời gian đó, nhưng Charles thì không nản lòng và nhận lấy cơ hội để phát triển. Với một hướng đi mới- thiết kế tươi mới và giá cả phải chăng đã thu hút thêm một lượt khách hàng nữ mới cho doanh nghiệp. Một điểm cộng cho doanh nghiệp trong thời kì suy thoái.

5. Hãy là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của chính mình

Nhiều người không biết rằng Charles và Keith cũng sở hữu cả hệ thống cửa hàng giày Pedro. Mặc dù ban đầu các cửa hàng này tập trung vào đối tượng khách hàng nam như một nỗ lực để tạo ra thương hiệu Charles & Keith của nam, nhưng sau đó Pedro đã dần mở rộng và chuyển hướng sang bán cả các thiết kế dành cho nữ. Điều này đặt Pedro vào thế cạnh tranh trực tiếp với Charles & Keith, với hệ thống cửa hàng được đặt gần nhau.

Mặc dù mỗi thương hiệu có sự khác biệt riêng ("Pedro hướng đến phục vụ đối tượng khách hàng sang trọng hơn"), nhưng cả hai thương hiệu đều thành công trong việc tạo sức hút tại thị trường địa phương. Đó là cách tốt nhất để liên tục thử thách bản thân, trong khi vẫn phát triển được công việc kinh doanh chung.

Với Charles & Keith, nhu cầu của khách hàng càng đa dạng thì công việc kinh doanh của họ lại càng rộng mở.

6 bài học kinh doanh từ nhà sáng lập Charles & Keith

6. Nếu không tiến lên phía trước, bạn sẽ tụt lùi

Là một doanh nhân trong lĩnh vực thời trang, Charles biết rõ mọi thứ trong ngành này thay đổi nhanh chóng như thế nào. Đó là lý do tại sao đội ngũ đứng phía sau thương hiệu phải không ngừng sáng tạo.

Bản thân Charles Wong cũng thường phải bay qua bay lại giữa Singapore và Thượng Hải - nơi đặt chi nhánh của Charles & Keith để quản lý công việc kinh doanh. Các nhà thiết kế của hãng tại Trung Quốc cũng phải thường xuyên phải đến châu Âu và Mỹ để tham dự các show trình diễn thời trang và tiến hành nghiên cứu thị trường, chi phí đào tạo các nhà thiết kế chiếm tới 3% lợi nhuận của công ty.

"Các ngành công nghiệp thời trang ngày càng phát triển với tốc độ nhanh và đầy thách thức; do đó khả năng thích ứng đóng một vai trò vô cùng quan trọng thời nay. Không chỉ vậy, khả năng giải quyết vấn đề và ra quyết định đúng đắn là cần thiết để tiếp tục cải thiện và tái tạo lại doanh nghiệp trong cuộc đua với các đối thủ nặng kí khác"

Chat với Kacana